Đôi khi quý vị có thấy bối rối vì ngôn ngữ dùng trong ngành sức khỏe tâm thần và khuyết tật không?

Cả hai ngành cố gắng dùng tiếng Anh dễ hiểu, đặt con người lên trước, hướng về sự phục hồi và có ý thức về chấn thương tinh thần để miêu tả và nói chuyện về trải nghiệm đã sống qua một vấn đề sức khỏe tâm thần và phục hồi của một số người. 

NDIS có ngôn ngữ riêng mà quý vị giờ đây cũng cần có gắng tìm hiểu. reimagine.today nhắm đến việc sử dụng ngôn ngữ càng không có biệt ngữ (jargon) càng tốt. reimagine.today cũng có thể giúp quý vị học ngôn ngữ của NDIS. Bản kê thuật ngữ sẽ giúp ích nếu quý vị cần biết nghĩa của một số từ trong quá trình làm việc với tài liệu.

Nếu quý vị có đề nghị về điểm nào đó trong reimagine.today có thể được diễn tả hay hơn thì chúng tôi mong nhận được phản hồi của quý vị.

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

A

Một cuộc sống có ý nghĩa và có đóng góp (A meaningful and contributing life): Điều này có nghĩa là một cuộc sống viên mãn được làm phong phú thêm nhờ những quan hệ gia đình và bạn bè khắng khít, và có sức khỏe đầy đủ và hạnh phúc cho phép hưởng thụ nhũng quan hệ đó. Điều này có nghĩa là có gì đó để làm mỗi ngày và việc đó mang đến ý nghĩa và mục đích, đó có thể là một công việc, là hỗ trợ người khác hoặc làm thiện nguyện. Điều này có nghĩa là có nhà để ở và không cảm thấy căng thẳng và bất an về tài chánh. Điều này có nghĩa là có nhiều cơ hội để học hành và được chăm sóc sức khỏe, được tất cả mà không bị kỳ thị do có một khó khăn về sức khỏe tâm thần. [4]

Hãy xem vdeo này để biết thêm chi tiết.

Mẫu đơn xin gia nhập (Access Request Form): Mẫu đơn mà một người điền vào cho NDIA sử dụng, đơn nằm trong số thông tin được sử dụng để quyết định việc quý vị có thể nhận được tài trợ của NDIS không.

Những yêu cầu để được gia nhập (Access requirements): Muốn vào được NDIS quý vị phải:

  • Có khuyết tật không bao giờ chấm dứt, hoặc có khả năng không bao giờ chấm dứt (cũng xem Thất Thường)
  • Dưới 65 tuổi
  • Sống tại Úc
  • Lá Công Dân Úc hoặc có giấy tờ đặc biệt nói là quý vị có thể sống tại Úc.

Quyết định cho gia nhập (Access decision): Việc chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu gia nhập của một người (đơn xin gia nhập NDIS) bởi NDIA

Người bênh vực (Advocate): Đây là người sẽ hỗ trợ quý vị và giúp quý vị tranh đấu bảo vệ quyền, nhu cầu và đòi hỏi của quý vị. Người bênh vực đôi khi cũng có thể nói, viết hoặc tranh đấu thay cho quý vị.

Khát vọng (Aspiration):  Một hy vọng hoặc giấc mơ hoàn thành điều gì đó trong cuộc đời quý vị.

B

Ngân sách (Một hoặc nhiều)((Budget(s)): Có ba ngân sách hỗ trợ mà NDIS có thể tài trợ – cốt lõi, xây dựng khả năng và vốn, chúng được kết nối với các loại hỗ trợ khác nhau. Những ngân sách này là những khoản tiền khác nhau mà một người nhận từ NDIS cho các hỗ trợ khác nhau.

C

Xây dựng khả năng (Capacity Building): Điều này nói về việc đoan chắc là những người có khuyết tật và gia đình của họ phát triển những khả năng, nguồn lực và sự tự tin mà họ cần để tham dự vào cộng đồng hoặc tiếp cận cùng một loại cơ hội hoặc dịch vụ như những người khác.

Người chăm sóc (Carer):   Người săn sóc một người mắc khuyết tật. Người săn sóc không được trả tiền và thường là thành viên gia đình.

Lựa chọn và kiểm soát (Choice and control):  Với NDIS người ta phải chọn điều gì quan trọng cho mình. Những người tham gia NDIS quyết định việc nhận hỗ trợ nào và ai hỗ trợ họ.

Kết nối với cộng đồng (Community engagement): Những cách mà người ta tham gia vào cộng đồng của họ.

Hội nhập cộng đồng (Community inclusion): Đây là việc bảo đảm cho người nào, (khuyết tật hay không) muốn thì có thể tiếp cận và tham gia vào một sinh hoạt hoặc dịch vụ cùng một cách như bất cứ một thành viên nào của cộng đồng.[1]

Những dịch vụ cộng đồng (Community services): Những sinh hoạt và dịch vụ mà bất cứ ai có thể sử dụng trong cộng đồng, thí dụ các thư viện và nhóm thể thao. Vài cơ sở cung cấp dịch vụ cũng tự gọi mình là dịch vụ cộng đồng bởi vì chúng phát sinh từ những nhu cầu cá biệt của các cộng đồng địa phương.

Người tiêu thụ (Consumer): Người đã nhận trước đây, hoặc hiện đang nhân, hỗ trợ cho một vấn đề sức khỏe tâm thần. Những người này có trải nghiệm đã sống qua với vấn đề sức khỏe tâm thần.

Điều hợp các hỗ trợ (Coordination of Supports) (điều hợp hỗ trợ): Một trong số các loại hỗ trợ trong kế hoạch của một người tham gia NDIS có thể là ‘điều hợp các hỗ trợ’. Khi một người nhận được tài trợ cho loại hỗ trợ này thì người này được giúp đỡ để tổ chức và quản lý các hỗ trợ trong kế hoạch của mình.

D

Khuyết tật (Disability): Một khuyết tật là sự mất toàn phần hoặc một phần những chức năng cơ thể hoặc tinh thần của một người (Đạo Luật Khuyết Tật 1992). Một khuyết tật có thể ảnh hưởng đến cách một người sử dụng cơ thể hay bộ óc của mình, cũng như là hoặc khả năng làm mọi việc trong môi trường của người đó. Khuyết tật có thể được hiểu theo nhiều cách (xem mô hình y khoa của khuyết tật và mô hình xã hội của khuyết tật).

Một từ miêu tả những yếu kém của một người, những giới hạn về sinh hoạt và những hạn chế về tham gia. Biểu thị những khía cạnh tiêu cực của sự tương tác giữa một cá nhân (có vấn đề sức khỏe) và môi trường và bối cảnh riêng tư của cá nhân này.

Một khuyết tật có thể là:

  • Khuyết tật giác quan như bị điếc
  • Khuyết tật cơ thể như thương tổn giây thần kinh cột sống
  • Khuyết tật trí tuệ

Khuyết tật tâm lý xã hội do một bệnh tâm thần.

E

Lúc Trẻ Còn Nhỏ Can Thiệp Sớm (Early Childhood Early Intervention (ECEI)): Đây là một chương trình đem đến cho các trẻ em có khuyết tật sự giúp đỡ khi chúng còn nhỏ để làm cho cuộc sống của chúng tốt hơn sau này, như vậy chúng không cần gia nhập NDIS.

Tham gia kinh tế và xã hội (Economic and social participation): Điều này có nghĩa là những cách quý vị tham gia vào cộng đồng/xã hội và kinh tế của chúng tôi. Tham gia kinh tế có nghĩa là những điều như làm một công việc (cơ hội kiếm tiền), làm thiện nguyện hoặc học tập.Tham gia xã hội bao gồm đi đến một câu lạc bộ hoặc nhóm, kẻ cả sống như một thành phần của và săn sóc cho gia đình và bạn bè quý vị.

Hội đủ điều kiện (Eligibility): Có nghĩa là nếu quý vị đáp ứng những quy định (yêu cầu về gia nhập) về việc ai có thể nhận được tài trợ của NDIS. Đa phần thì NDIS dùng Mẫu đơn Xin Gia Nhập (Access Request Form) để quyết định quý vị được nhận vào NDIS hay không.

Thất thường (Episodic): Một người có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể trải qua những lúc sống khỏe mạnh và những lúc không khỏe lắm. Khi vấn đề sức khỏe tâm thần của một người thay đổi cường độ thì điều này được biết như là ‘thất thường’. Nếu vấn đề sức khỏe tâm thần của một người thất thường nhưng có những ảnh hưởng lâu dài đòi hỏi sự hỗ trợ suốt đời, thì người này có thể gia nhập NDIS..

F

Những hỗ trợ chính thức (Formal supports): Hỗ trợ mà người ta thanh toán bằng gói hỗ trợ  NDIS của họ.

Chương trình toàn diện (Full scheme): Những ngày tháng theo đó NDIS sẽ sẵn sàng cho mọi người Úc hội đủ điều kiện:

  • ACT – tháng Bảy 2016
  • New South Wales – tháng Bảy 2018
  • South Australia – tháng Bảy 2018
  • Tasmania – tháng Bảy 2019
  • Victoria – tháng Bảy 2019
  • Queensland – tháng Bảy 2019
  • Northern Territory – tháng Bảy 2019.

Trước những ngày tháng này chỉ có vài người ở vài vùng có thể làm đơn xin.

Đang vận hành (Functioning): Đây là một từ dùng để miêu tả nhũng thứ mà quý vị có thể làm, kể cả những sinh hoạt và sự tham gia. Từ còn miêu tả những khía cạnh tích cực của sự tương tác giữa một người và môi trường của người đó.

Ảnh hưỏng của sự vận hành (Functional impact): Đây là một từ dùng để miêu tả loại và sự nghiêm trọng của khuyết tật nơi một người và cách mà khuyết tật ảnh hưởng đến những thứ người này làm và cách người này làm những điều đó.

Những hỗ trợ được tài trợ (Funded supports): Hỗ trợ được thanh toán bằng tiền mà NDIS cho quý vị. Hỗ trợ này giúp những người tham gia thực hiện những sinh hoạt hàng ngày và đạt những mục tiêu của họ. Nhưng hỗ trợ này phải hợp lý và cần thiết.  .

Gói hỗ trợ được tài trợ (Funded support package): Số tiền sẵn sàng dành cho một người trong gói hỗ trợ của người đó thông qua NDIS. Kế hoạch của một người sẽ cho quý vị thấy quý vị nhận được bao nhiêu tiền trong gói hỗ trợ của mình.

G

Những mục tiêu (Goals) ((những hy vọng và giấc mơ (hopes and dreams)): Những thứ mà quý vị muốn làm hoặc đạt được trong tương lai, những thứ sẽ giúp quý vị có cuộc sống tốt ((cũng xem Khát vọng (Aspirations)).

Người giám hộ (Guardian): Người có thể làm những lựa chọn một cách hợp pháp cho một người có khuyết tật. Cha mẹ thường là những người giám hộ, nhưng vài người có tiểu bang là người giám hộ cho họ (Công việc của người giám hộ).

H

Sức khỏe (Health): Một tình trạng hạnh phúc toàn diện về mặt cơ thể, tinh thần và xã hội.

I

Yếu kém (Impairment) – Sự mất hoặc hạn chế của chức năng cơ thể, tinh thần hoặc giác quan trên căn bản dài hạn hoặc vĩnh viễn.[2]  Đối với những người có những vấn đê sức khỏe tâm thần điều này cũng bao gồm sự mất chức năng trên căn bản thất thường, việc này trong nhiều trường hợp dẫn đến yếu kém dài hạn hoặc vĩnh viễn và sau đó là khuyết tật.[3]

Những hỗ trợ không chính thức (Informal supports): Những hỗ trợ không được trả tiền mà những người tham gia nhận được từ những người xung quang mình, thí dụ gia đình, bạn bè, hàng xóm và các chủ tiệm trong cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc bảo hiểm (Insurance principle): Mỗi người Úc sinh ra với khuyết tật hoặc mắc khuyết tật trong cuộc đời sẽ nhận được hỗ trợ mà người đó cần thông qua NDIS.

L

Những liên kết (Linkages): Theo NDIS, chữ này có nghĩa là đảm bảo những người có khuyết tật được liên kết với những hỗ trợ và dịch vụ không chính thức trong cộng đồng, những thứ giúp  đáp ứng những nhu cầu của họ.

Trải nghiệm đã sống (Lived experience): Kinh nghiệm của một người sống với một vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc có quan hệ mật thiết với một người có vấn đề sức khỏe  tâm thần thí dụ một thành viên gia đình hoặc người phối ngẫu. Cũng được dùng để miêu tả trải nghiệm hồi phục.

Trải nghiệm đã sống qua khuyết tật (Lived experience of disability):  Kinh nghiệm của một người sống với khuyết tật hoặc có quan hệ mật thiết với một người có khuyết tật thí dụ một thành viên gia đình hoặc người phối ngẫu.

Điều Hợp Viên Địa Phương ((Local Area Coordinators (LAC)): Đây là những tổ chức ‘đối tác cộng đồng’ địa phương, họ làm việc với NDIS để giúp các người, gia đình họ và người chăm sóc họ hội nhập NDIS. LAC của quý vị sẽ giúp người ta nhận được tài trợ của NDIS và thảo kế hoạch cho họ. LAC cũng có thể giúp các người tham gia quản lý kế hoạch của mình và nhận những hỗ trợ và dịch vụ từ bên ngoài NDIS (những dịch vụ chính mạch và những hỗ trợ của cộng đồng địa phương)

M

Những dịch vụ chính mạch (Mainstream services): Đây là những dịch vụ không liên hệ đến NDIS, được tài trợ và/hoặc được cung cấp bởi chính phủ, chúng được mọi người sử dụng. Chúng bao gồm những dịch vụ y tế và sức khỏe tâm thần, chuyên chở công cộng, giáo dục, nhà cửa và những dịch vụ về việc làm.

Thị trường (Market): Tất cả những người cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho những người được NDIS tài trợ.

Mô hình y khoa của khuyết tật (Medical model of disability): Mô hình y khoa của khuyết tật nói là người ta bị mất khả năng vi những yếu kém hoặc khác biệt.

Sức khỏe tâm thần (Mental Health): Một tình trạng hạnh phúc trong đó một người nhận thức được tiềm lực của mình, có thể đương đầu với các áp lực bình thường của đời sống, có thể làm việc có năng xuất và kết quả, và có thể đóng góp vào cộng đồng mình.

Vấn đề sức khỏe tâm thần (Mental health condition): Cụm từ này miêu tả một loạt những triệu chứng có thể cho thấy một bệnh tâm thần dù bệnh đã được chẩn đoán hay không. [5]

Bệnh tâm thần (Mental illness) – Bệnh tâm thần là một bệnh tình có thể chẩn đoán được, bệnh can thiệp vào khả năng nhận thức, cảm xúc và/hoặc xã hội của một cá nhân.[6] Những bệnh tâm thần không phải luôn luôn được chẩn đoán và những ai có những vấn đề này có thể không bao giờ tiếp xúc với các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Không phải mọi bệnh tâm thần đều gây ra những yếu kém. [7]

Người tiêu thụ sức khỏe tâm thần (Mental health consumer): Một người với trải nghiệm đã sống với bệnh tâm thần hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần ((xem trải nghiệm đã sống (lived experience)) và xin hỗ trợ hoặc dịch vụ.

Hồi phục sức khỏe tâm thần (Mental health recovery): Hồi phục sức khỏe tâm thần là một tiến trình cá nhân, và có nghĩa khác nhau với những người khác nhau. Hồi phục là nói về việc có khả năng tạo ra và sống một cuộc sống có ý nghĩa và có đóng góp trong một cộng đồng đã lựa chọn có hoặc không có sự hiện diện của các vấn đề về sức khỏe tâm thần.  [8]

Kế hoạch đầu tiên của tôi (My first plan): Kế hoạch đầu tiên mà một người tham gia có được với NDIS, kế hoạch có những mục tiêu của người đó và các thứ được ngân sách của người đó trang trải. Kế hoạch này có thời hạn một năm trừ khi có gì đó thay đổi.

N

NDIA – Cơ Quan Bảo Hiểm Khuyết Tật Quốc Gia (The National Disability Insurance Agency): Tổ chức của chính phủ Liên bang điều hành và thực hiện NDIS.

NDIS –  Chương trình Bảo Hiểm Khuyết Tật Quốc Gia (The National Disability Insurance Scheme): Đây là một cải cách, một cách mới để hỗ trợ những người có khuyết tật và gia đình họ.

Nhóm Gia Nhập Quốc Gia (National Access Team): Những nhân viên NDIA làm việc tại các địa điểm trên khắp nước Úc để xét lại các đơn xin gia nhập NDIS, quyết định xem những ai hội đủ điều kiện để gia nhập NDIA.

Người được chỉ định (Nominee): Một người có thể lấy những quyết định thay cho một người đang cần giúp đỡ để lựa chọn nhưng không có cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

P

Người tham gia (Participant): Một người có khuyết tật được gia nhập NDIS nhờ đáp ứng các yêu cầu. Người này đôi khi cũng được gọi là một khách hàng hoặc một người.

Lời khai của người tham gia (Participant statement): Tin tức về những thu xếp cho cuộc sống, quan hệ, hỗ trợ, miêu tả về cuộc sống hàng ngày cũng như những khát vọng và mục tiêu ngắn và dài hạn của người tham gia NDIS.

Sự Tham gia (Participation): Sự tham gia của một người vào một hoàn cảnh sống. Đại diện cho viễn ảnh xã hội của sự đang vận hành (societal perspective of functioning).

Những hạn chế tham gia (Participation restrictions): Những vấn đề mà một người có thể trải nghiệm khi tham gia vào những hoàn cảnh sống. Được xác định bằng cách so sánh sự tham gia của một người với sự tham gia được mong đợi từ một người không có khuyết tật trong nền văn hóa và xã hội đó.

Vĩnh viễn (Permanent):  Đây là khi điều gì đó không biến đi và kéo dài suốt đời. Muốn hội đủ điều kiện gia nhập NDIS, quý vị phải có một vấn đề hoặc yếu kém vĩnh viễn, hoặc có khả năng thành vĩnh viễn ((cũng xem Thất thường (Episodic)).

Người có khuyết tật (Person with disability): Đây là một người có những yếu kém hoặc bị giới hạn trong các sinh hoạt mà người đó có thể làm và cần được giúp đỡ để làm những việc như:

  • hiểu những điều này nọ
  • kết bạn
  • xin việc làm
  • mặc quần áo
  • đi quanh quẩn.

Kế hoạch (Plan): Mọi người tham gia NDIS đều có kế hoạch cá nhân của riêng mình. Kế hoạch của người tham gia sẽ được thảo ra cùng với người lập kế hoạch NDIS của người đó. Kế hoạch sẽ miêu tả những nhu cầu và mục tiêu của một người, và số tiền và những hỗ trợ mà NDIS sẽ cho người đó để giúp đạt được những mục tiêu này.

Giám Đốc kế hoạch (Plan manager): Một người hoặc tổ chức quản lý tiền mà NDIS cho để  thanh toán cho các hỗ trợ trong kế hoạch hỗ trợ của một người. Điều này bao gồm những việc như trả tiền hóa đơn của các người cung cấp, phát triển các hợp đồng dịch vụ với các người cung cấp, ký hợp đồng và thanh toán cho các người cung cấp, và lập báo cáo hàng tháng về cách tiền được sử dụng.

Tái xét duyệt kế hoạch (Plan review): Đó là khi quý vị kiểm tra kế hoạch của quý vị với NDIS và xem kế hoạch cần được thay đổi hay không. Kế hoạch NDIS của một người được tái xét duyệt ít nhất mỗi 12 tháng. Quý vị cũng có thể yêu cầu tái xét duyệt nếu hoàn cảnh của quý vị thay đổi.  

Người cung cấp (Provider):  Ai đó điều hành một dịch vụ hoặc có hàng bán cho nhũng người nhận được tiền tài trợ của NDIS. Người ta có thể chọn những người cung cấp mà họ muốn và thay đổi người cung cấp nếu họ không hài lòng- điều này là lựa chọn và kiểm soát. NDIS có một danh sách các người cung cấp có đăng ký nhưng các người cung cấp không cần phải đăng ký nếu quý vị tự quản lý một phần hoặc toàn bộ số tiền tài trợ của quý vị.

Khuyết tật tâm lý xã hội (Psychosocial disability): Đây là nói về những hậu quả xã hội và kinh tế của một vấn đề sức khỏe tâm thần. Cụm từ được dùng để miêu tả những thách thức, hoặc giới hạn, mà một người trải nghiệm trong cuộc sống, những điều có liên hệ với vấn đề sức khỏe tâm thần của người đó. Cụm từ xem những thách thức và giới hạn, hoặc yếu kém này như những khuyết tật có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người tham gia đầy đủ vào cuộc sống.

R

Hợp lý và cần thiết (Reasonable and necessary): Hợp lý có nghĩa là công bằng. Cần thiết có nghĩa là quý vị thật sự cần thứ đó. NDIS sẽ cho tiền để trả cho những thứ xét thấy công bằng và nhứng thứ mà quý vị thật sự cần để sống một đời sống tốt chống lại những thách thức do khuyết tật của quý vị.

S

Khu vực (Sector): Những cơ sở kinh doanh và tổ chức cung cấp dịch vụ cho những người có khuyết tật, và những nhóm người lên tiếng bênh vực những người có khuyết tật. 

Tự quản lý (tài trợ) ((Self-management (funding)): Khi một người quản lý tiền NDIS của mình và trả tiền thẳng cho các người cung cấp hoặc thông qua một giám đốc kế hoạch. Một người có thể quản lý tất cả tiền NDIS của mình hoặc một phần trong số đó.

Tự quản lý (tự săn sóc mình) ((Self-management (looking after yourself)): Số lượng sự giúp đỡ mà một người cần để làm những việc thường ngày, lấy quyết định và giải quyết các vấn đề và coi sóc tiền bạc của mình (cũng xem Giám Đốc Kế Hoạch  Điều Hợp Các Hỗ Trợ  (Plan Manager and Coordination of Supports).

Hợp đồng dịch vụ (Service agreement): Tài liệu giải thích những hỗ trợ nào một người cung cấp sẽ đem đến cho quý vị, cách quý vị sẽ trả tiền cho họ, cách mà các vấn đề có thể được giải quyết và điều quý vị cần làm nếu quý vị muốn thay đổi dịch vụ.

Người cung cấp dịch vụ (Service provider): xem Người cung cấp (‘Provider’).

Hội nhập xã hội (Social inclusion): Hội nhập xã hội có nghĩa là có thể tham gia vào và đóng góp vào tất cả các phương diện của một xã hội, xã hội này hội nhập thật sự những người khuyết tật, yểm trợ, can thiệp và ngăn ngừa những khủng hoảng, và không kỳ thị hay bêu xấu. [9]

Mô hình xã hội của khuyết tật (Social model of disability): Mô hình xã hội của khuyết tật nói rằng khuyết tật được tạo ra bởi cách mà xã hội được tổ chức, hơn là do yếu kém hay khác biệt của một người. Mô hình nhắm vào những cách dỡ bỏ các rào chắn giới hạn nhũng lựa chọn trong cuộc sống của những người tật nguyền.

Người hoặc công ty cung cấp hàng hóa (Supplier): Ai đó cung cấp những thứ để hỗ trợ những người tham gia thí dụ trang bị.

Hỗ trợ (Supports): Những thứ giúp một người có những nhu cầu do khuyết tật để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày của người đó, để tham gia vào cộng đồng và đạt đến nhũng mục tiêu của người đó (đây có thể là những người hỗ trợ hoặc các thứ giúp nhũng người có khuyết tật làm nhũng chuyện hàng ngày).

 

Các loại hỗ trợ (Support categories):

Việc tài trợ cho kế hoạch NDIS của quý vị được phân làm ba loại hỗ trợ:

  • những hỗ trợ xây dựng khả năng, chúng giúp quý vị xây dựng các kỹ năng cho tương lai. Một thí dụ cho mục này là tài trợ cho việc điều hợp các hỗ trợ để thi hành kế hoạch NDIS của quý vị. .
  • những hỗ trợ cốt lõi, chúng cung cấp sự giúp đỡ trực tiếp bằng những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.Một thí dụ cho mục này là giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt những lúc sức khỏe tâm thần của quý vị kém.
  • những hỗ trợ vốn,những hỗ trợ được tài trợ theo loại này hỗ trợ những ai tạo dựng sự độc lập và các kỹ năng của họ. Đây là những máy móc và thiết bị có thể giúp quý vị tham gia vào cộng đồng. Một thí dụ cho mục này có thể là một cuốn lịch điện tử để giúp quý vị nhớ và đi dự các cuộc hẹn đúng giờ.

T

Chấn thương tinh thần (Trauma): Một trải nghiệm với cảm xúc đau khổ, trải nghiệm có thể tạo ra thiệt hại đáng kể và lâu dài cho sự phát triển tinh thần, vật chất và tình cảm của một người và có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần và những vấn đề cùng tồn tại.

Ý thức về chấn thương tinh thần (Trauma Informed):  Ghi nhận hiểu biết về chấn thương tinh thần – ảnh hưởng, sự năng động của tương tác giữa người với người của nó, và những con đường dẫn tới hồi phục – và hội nhập hiểu biết này vào mọi mặt của công tác cung cấp dịch vụ.

W

Hạnh phúc (Wellbeing): Tình trạng thoải mái, mạnh khỏe hoặc sung sướng – có cảm giác như thể quý vị có thể đạt đến tiềm năng của mình, đương đầu với những áp lực của đời sống và đóng góp vào cộng đồng của quý vị.

Lực lượng lao động (Workforce): Những người làm việc với những người khuyết tật.

Tài liệu tham khảo

Đa số các định nghĩa lấy từ hoặc sửa đổi từ bản kê thuật ngữ của NDIS/ bản kê thuật ngữ Tiếng Anh dễ hiểu trừ khi có ghi chú.

[1] Định nghĩa từ Mạng Lưới Khuyết Tật ACE ‘Hội nhập vào Công Đồng  http://www.acedisability.org.au/information-for-providers/inclusion-in-the-community.php). Truy cập 14 tháng Sáu 2017.

[2] Tổ Chức Y Tế Thế Giối, 2002, Hướng về một ngôn ngữ chung cho Khuyết Tật và Sức Khỏe Đang Vận Hành ICF (Towards a common language for Functioning Disability and Health ICF, WHO), Geneva

[3] Hội thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần (National Mental Health Consume & Carer Forum), 2011, Làm sáng tỏ Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội, Một tuyên bố quan điểm bởi Hội Thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần về vấn đề Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội Liên Kết với các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần (Unravelling Psychosocial Disability, A Position Statement by the National Mental Health Consumer & Carer Forum on Psychosocial Disability Associated with Mental Health Conditions), Canberra, p.5, đã truy cập tại https://nmhccf.org.au/sites/default/files/docs/nmhccf_psychosocial_disability_booklet_web_version_27oct11.pdf, ngày 14 tháng Sáu 2017.

[4] Ủy Ban Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia (National Mental Health Commission), 2014, Dự Án Quốc Gia về Khảo Sát Cuộc Sống Có Đóng Góp (National Contributing Life Survey Project), 2014, http://www.mentalhealthcommission.gov.au/our-work/national-contributing-life-survey-project.aspx, truy cập ngày 14 tháng Sáu 2017.

[5] Hội thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần (National Mental Health Consume & Carer Forum), 2011, Làm sáng tỏ Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội, Một tuyên bố quan điểm bởi Hội Thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần về vấn đề Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội Liên Kết với các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần (Unravelling Psychosocial Disability, A Position Statement by the National Mental Health Consumer & Carer Forum on Psychosocial Disability Associated with Mental Health Conditions),  Canberra, p.6, đã truy cập tại https://nmhccf.org.au/sites/default/files/docs/nmhccf_psychosocial_disability_booklet_web_version_27oct11.pdf, ngày 14 tháng Sáu 2017.

[6] Bộ Y Tế và Chăm Sóc Người Cao Niên Liên Bang,2000, Kế Hoạch Quốc Gia Về Việc Xúc Tiến, Phòng Ngừa và Can Thiệp Sớm Cho Sức Khỏe Tâm Thần (Commonwealth Department of Health and Aged Care, 2000, National Action Plan for Promotion, Prevention and Early Intervention for Mental Health), Phân Bộ Sức Khỏe Tâm Thần và Những Chương Trình Đặc Biệt, Bộ Y Tế và Chăm Sóc Người Cao Niên Liên Bang (Mental Health and Special Programs Branch, Commonwealth Department of Health and Aged Care), Canberra.

[7] Hội thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần (National Mental Health Consume & Carer Forum), 2011, Làm sáng tỏ Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội, Một tuyên bố quan điểm bởi Hội Thảo Quốc Gia về Người Tiêu Thụ và Người Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần về vấn đề Khuyết Tật Tâm Lý Xã Hội Liên Kết với các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần (Unravelling Psychosocial Disability, A Position Statement by the National Mental Health Consumer & Carer Forum on Psychosocial Disability Associated with Mental Health Conditions),  Canberra, p.6, đã truy cập tại https://nmhccf.org.au/sites/default/files/docs/nmhccf_psychosocial_disability_booklet_web_version_27oct11.pdf, ngày 14 tháng Sáu 2017.

[8] Hội Đồng Cố Vấn Các Bộ Trưởng Y Tế Úc, Một Khung Hành Động Quốc Gia cho Những Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần Hướng Về Phục Hồi, Liên Bang Úc, Úc, 2013, trang 1, đã truy cập (Australian Health Minters’ Advisory Council, A National Framework for Recovery-Orientated Mental Health Services, Commonwealth of Australia, Australia, 2013, p.1),  tại  http://www.health.gov.au/internet/main/publishing.nsf/content/67d17065514cf8e8ca257c1d00017a90/$file/recovgde.pdf, ngày 14 tháng Sáu 2017.

[9] Hội Đồng Điều Hợp Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Coordinating Council), 2011, thông tin về hội nhập xã hội, truy cập từ trang mạng MHCC http://www.mhcc.org.au/ resources/social-inclusion.aspx, ngày 29 tháng Ba 2011

Để yểm trợ đơn xin gia nhập NDIS của quý vị hãy tải xuống Sách Bài Tập Hình Dung Lại Cuộc Sống Của Quý (Reimagine Your Life Workbook)

Trong lúc thăm dò sáu bước để gia nhập NDIS, quý vị sẽ được hướng dẫn đến với những sinh hoạt trong Sách Bài Tập Hình Dung Lại Cuộc Sống Của Quý Vị, trong đó quý vị có thể hoàn thành các câu hỏi và sinh hoạt nhằm yểm trợ đơn xin của quý vị.

Được thiết kế cùng với những người sống chung với các vấn đề sức khỏe tâm thần và những mạng lưới hỗ trợ của họ.
  • Được tài trợ bởi

Gia nhập ndis qua 6 Bước